Hướng dẫn Downgrade (hạ cấp) từ macOS Big Sur xuống Catalina hoặc thấp hơn

Hướng dẫn Downgrade (hạ cấp) từ macOS Big Sur xuống Catalina hoặc thấp hơn

26/11/2020
TIPS-TRICKS 15 2

Big Sur là một bản macOS đẹp, mới lạ, mang theo nhiều tham vọng của Apple, cá nhân mình cũng rất thích phiên bản này, nhưng mình lướt Group thì một số anh em đang bắt đầu từ Big Sur hạ xuống Catalina hoặc Mojave rồi. Nguyên nhân là trên Big Sur cơ chế bảo mật lại còn cao hơn cả Catalina (dù Catalina Apple đã cập nhật một số cơ chế bảo mật hơn rất nhiều so với Mojave). Và hệ qủa là một số phần mềm “thuốc” hiện tại chưa chạy được. Ví dụ các phần mềm cr4ck bằng Core KG (bộ Autocad), các file Keygen…
Hoặc một số ae đơn giản là trải nghiệm xong thì cần sự ổn định hơn nên muốn xuống. Bài này mình sẽ hướng dẫn các bạn chi tiết cách hạ từ macOS Big Sur xuống Catalina hoặc các phiên bản macOS thấp hơn. Về bản chất hoàn toàn không khác cách hạ từ macOS Catalina về Mojave mà mình đã có 1 bài hướng dẫn chi tiết tại đây. Tuy nhiên có một số bạn vẫn thắc mắc và cần một bài hướng dẫn chi tiết nên mình cũng tự hạ từ Big Sur xuống Catalina trên máy của mình và chụp hình, viết lại toàn bộ quá trình hạ từ Big Sur xuống Catalina của mình.
I. Lưu ý cần đọc trước:
– Việc hạ cấp đồng nghĩa với việc bạn phải cài lại macOS, tức là bạn sẽ mất hoàn toàn dữ liệu phân vùng đang chạy macOS (bên Win hay gọi là ổ C). Nếu bạn nào trước đó có chia ổ cứng thành 2 phân vùng thì backup dữ liệu cần thiết qua phân vùng còn lại (tạm gọi là phân vùng DATA). Bạn nào chỉ có 1 phân vùng duy nhất muốn cài lại thì cần phải chép dữ liệu cần thiết ra ổ cứng ngoài.
– Bạn nào đang dùng thiết bị MAC từ đời 2018 trở đi (Tức các máy có chip Apple T2) thì phải Disable Secure Boot như hướng dẫn dưới đây. Kể cả không cài macOS mình cũng khuyên các bạn nên disable chức năng này đi, đề phòng các rắc rối về sau nếu máy có vấn đề gì đó cần cài lại.
Lưu ý khi cài mới macOS với các Macbook sử dụng chip Apple T2
– Macbook 16” về sau chỉ về được tối thiểu Catalina mà không về Mojave hoặc các bản macOS thấp hơn được (Hiện icon hình tròn gạch chéo lúc boot).
– Trong bài hướng dẫn mình đang có sẵn 2 phân vùng 1 phân vùng macOS (tên là mac9life.com ) và phân vùng chứa dữ liệu tên DATA. Bạn nào chỉ có 1 phân vùng thì đọc bài và linh động để làm theo, mình sẽ cố gắng ghi chú trong quá trình làm.
II. Chi tiết các bước hạ cấp macOS Big Sur xuống Catalina hoặc thấp hơn.

Đương nhiên để cài đặt bạn cần 1 USB (dung lượng từ 16gb) có chứa bộ cài macOS Catalina hoặc thấp hơn. Trong ví dụ bài này mình sẽ hướng dẫn hạ xuống Catalina. Chi tiết cách tạo USB bạn làm theo hướng dẫn trong bài sau:
Hướng dẫn chi tiết tạo bộ cài macOS trên USB
Sau khi có bộ cài, các bạn làm theo các bước sau: (Mình demo trên máy có chip Apple T2, các máy đời thấp hơn còn dễ hơn nhiều)
Bước 1: Tắt máy, cắm USB sau đó nhấn nút khởi động và đè phím Option để hiện Menu Boot.

Chọn Boot từ USB có bộ cài Catalina như hình:

Sau khi chọn Boot từ USB (Install macOS Catalina), nếu máy bạn đã từng đăng nhập tài khoản Apple, máy sẽ yêu cầu kết nối mạng như hình.

Bạn nhấn vào icon Wifi và kết nối vô mạng.

Sau khi kết nối mạng, máy sẽ kiểm tra và báo máy bạn đã từng đăng nhập với tài khoản Apple nào, bạn đăng nhập lại đúng thông tin tài khoản Apple của bạn.

Máy báo xác thực thành công như hình là OK. (Nếu không bạn cần đăng nhập lại đúng thông tin). Sau đó bạn nhấn vào Exit to Recovery Utilities.

Máy sẽ trở lại màn hình macOS Utilities. Bạn chọn vào chọn vào Disk Utility

Tại màn hình Disk Utility, chọn vào mũi tên chỗ ô mình khoanh đỏ và chọn Show All Devices như hình

Chọn vào các phân vùng chung Container Disk với phân vùng hệ thống (Big Sur trước đó), và nhấn dấu – để xoá đi. Nếu bạn nào Update Big Sur từ Catalina thì sẽ có các phân vùng tương tự như hình.

Chỗ này có 1 lưu ý. Bạn nào trước đó tạo thêm phân vùng DATA theo cách mình hướng dẫn ở bài này: HƯỚNG DẪN CHIA, GỘP Ổ CỨNG TRÊN PHÂN VÙNG APFS Thì chú ý nhấn dấu – các phân vùng trừ phân vùng chứa dữ liệu (tuỳ bạn đặt tên, còn phân vùng macOS tự tạo thêm  tên phân vùng hệ thống – data  hoàn toàn có thể xoá do bạn đang thực hiện cài mới). Không chọn vào phân vùng chứa dữ liệu và nhấn dấu – (trừ khi bạn muốn xoá trắng toàn bộ ổ cứng và không quan tâm tới dữ liệu)

Sau khi xoá xong bạn chọn vào Container Disk 2 (tên Disk 2 hay Disk 1 gì đó tuỳ máy nha). Sau đó chọn Erase đặt tên phân vùng tuỳ ý, chọn tiếp Erase như hình

Sau khi Erase xong. Phân vùng ổ cứng của mình sẽ trông như sau:

Chọn vào Disk Utility và chọn Quit Disk Utility để thoát.

Lúc này chọn Install macOS

 
Chọn Continue

Chọn vào tên của Phân vùng đã Erase ở trên [mac9life.com ]

Sau đó máy sẽ chuyển sang màn hình đen với thanh Loading như hình.

Ở bước này chờ khoảng 20 -40 phút tuỳ máy. Sau khi chay xong thì máy sẽ tới màn hình thiết đặt quen thuộc. Mình không show ra đây để bài đỡ dài. Ai muốn coi tiếp quá trình thiết đặt thì nhấn vào để xem chi tiết.
Nhấn để xem chi tiết
– Cho tới khi xuất hiện màn hình này. Apple sẽ yêu cầu bạn chọn các thiết đặt bạn đầu cho máy. Đầu tiên bạn chọn vùng, và nhấn Continue (mình chọn United State luôn cho oách)

– Đăng nhập vào Wifi (nếu có).

– Tới đây đa số là Continue ^_^

Chỗ này có 3 tuỳ chọn (hình dưới)
– Phục hồi từ Time Machine – Từ máy Windows – hoặc không từ đâu cả (thiết lập như máy mới). Mình chọn dòng cuối: Don’t transfer any information now và nhấn Continue

– Tuỳ chọn đăng nhập vào Apple ID, đa số bạn nào dùng máy Apple thường cũng sẽ có Apple ID, bạn cũng nên đăng nhập luôn để sau này có thể nhận cuộc gọi, tin nhắn từ iPhone ngay trên Macbook.

– Tài khoản Apple ID của bạn nào có bật mật bảo mật “nhiều” lớp thì có thể sẽ hiển thị giống mình ^_^.

– Lại tiếp tục Agree. Mấy bước này đáng lẽ là khỏi cho vô, mà lỡ chụp hình từng bước rồi nên up luôn ^_*

– Bước này bạn nhập thông tin tài khoản, mật khẩu trên máy. phần Hint ở cuối bỏ trống cũng được
Chú ý: Mật khẩu tài khoản mình thấy nhiều bạn nhập chỉ ký tự “khoảng trắng”. Không nên đặt mật khẩu kiểu này. Sau này sẽ lỗi khi dùng các câu lệnh để tắt Gatekeeper. Mất công vô đặt lại mật khẩu.

– Nhấn Continue, đợi 1 lúc cho máy thiết lập iCloud

– Chỗ này bạn có thể chọn Customize Settings để tắt Siri, Tắt Location… tinh chỉnh…. Tuy nhiên mình để mặc định nhấn Continue luôn cho nhanh

– Tiếp tục Continue

– Tuỳ chọn có lưu các file trong thư mục Documents, Desktop, hình trong Photos lên iCloud Drive hay không. Bạn có thể chọn hoặc bỏ dấu stick để huỷ.

– Bước này quan trọng. Tuỳ chọn FileVault disk encryption.
FileVault là gì?Cái này mình giải thích 1 chút. FileVault là hình thức mã hóa dữ liệu của Apple giúp bạn tránh bị đánh cắp dữ liệu khi lỡ bị mất máy. Người dùng cần có mật khẩu đăng nhập của máy mới có thể truy cập được dữ liệu trên ổ cứng. Nếu bạn không bật FileVault (Stick vào dấu tròn) thì người có được ổ cứng của bạn chỉ cần gắn ổ cứng vô Dock đọc ổ cứng là có thể đọc được toàn bộ dữ liệu trên ổ cứng. Nôm na là thế. Do đó nếu bạn có dữ liệu quan trọng không muốn bất cứ ai truy cập thì nên bật Filevault. Ngược lại nếu máy của bạn chỉ để chơi game, lướt web, giải trí hoặc không có dữ liệu gì quá quan trọng thì khỏi bật. Do việc bật FileVault sẽ làm cho quá trình khởi động lâu hơn 1 tí so với không bật.

– Bạn nào xài Macbook 2016 trở đi, bản có Touch Bar thì sẽ có thêm bước thiết lập Touch ID. Bạn nên thiết lập luôn ở đây cho tiện.
– Màn hình thông báo thành công sau khi nhấn nhấn sờ sờ trên cái Touch ID.

– Sau khi thiết lập Touch ID xong sẽ yêu cầu thiết lập thêm Apple Pay. Bạn nào có dùng Apple Pay thì thiết lập luôn trong đây. Bạn nào không dùng thì chọn Set Up Later để bỏ qua

– Từ Mojave thì bạn có thêm bước chọn giao diện: Light, Dark, hay Auto (Lúc cài Mojave 10.14 mình không thấy có Auto ở đây, nhưng Catalina 10.15 thì có thêm Auto). Ở đây bạn chọn theo sở thích nha. Mình hay làm việc về đêm nên chọn luôn Dark Mode. Ai chọn Auto thì máy sẽ tự động chuyển Light hay Dark dự vào thời gian trên máy (ban ngày thì Light, tối thì Dark).

– Tới màn hình này thì coi như bạn đã hoàn tất quá trình cài đặt.

– Màn hình khởi động đầu tiên khi hoàn tất

Chúc các bạn thành công – mac9life.com

Lưu ý cần đọc

Thắc mắc và lỗi tham gia mac9life.com Group. Cộng đồng sẽ HỖ TRỢ RẤT NHANH
Để cài được ứng dụng ngoài App Store bạn cần phải tắt Gatekeeper theo hướng dẫn ở đây.
Một số Apps (rất ít, nếu có sẽ ghi chú ở cuối post) yêu cầu thêm tắt SIP cách SIP tham khảo ở đây

mac9life.com Các phần mềm được chia sẻ trên mac9life.com nên dùng cho mục đích dùng thử. Nếu thấy apps tốt, hãy mua bản quyền để ủng hộ tác giả.

Post Comment